Khi ngành công nghệ 4.0 càng phát triển, mọi lĩnh vực đều được áp dụng máy móc, công nghệ để rút ngắn thời gian sản xuất và đạt hiệu quả tối đa thì sự chăm chút tỉ mỉ và kỹ nghệ truyền thống được dẫn dắt bởi cái chạm tay của con người dần trở nên hiếm hoi, thậm chí mai một.
Công ty nội thất châu âu Panama hiểu được vẻ đẹp của đồ nội thất tân cổ điển thủ công vẫn luôn là ngưỡng ước vọng đặc biệt, một chuẩn mực cho chất lượng cao cấp và nguyên bản nhất. Những vấn đề cấp thiết về môi trường và sự tái định giá chất lượng sống đã dần đưa ngành nội thất quy hồi về những giá trị sâu sắc: chất lượng, sự bền bỉ và tính nguyên bản.
Gía trị của nội thất tân cổ điển sản xuất thủ công
Khi mở ra con đường mới sản xuất đồ nội thất tân cổ điển Panama đã nhận thức được giá trị của đồ nội thất được sản xuất thủ công từ bàn tay những người nghệ nhân tài ba.
Và đáng chú ý hơn cả là bộ phận khách hàng khi quá mệt mỏi với những đồ sản xuất hàng loạt thiếu độc đáo và độ bền thấp đã quay lại tìm kiếm những giá trị bền vững hơn.
Nội thất giờ đây thiên về sự định danh cá nhân và phong trào sống chậm nhưng bền vững đã thúc đẩy các gia chủ tìm hiểu sâu hơn để có được những món đồ độc đáo, thành quả của rất nhiều năm kỹ nghệ tinh hoa, mang chất lượng cao cấp.
Đồ thủ công tinh chế mang trong mình một phần linh hồn của người tạo ra chúng, bởi sự nâng niu trong từng chi tiết sẽ chỉ đạt được bằng sự tâm huyết của người nghệ nhân.
Mỗi vật phẩm là độc nhất và từng chi tiết nhỏ sẽ cấu thành nên tính nguyên bản của thiết kế, một tổng thể hoàn hảo nơi các điểm khác biệt trở thành nét chấm phá.
Các nghệ nhân đôi khi còn được ví von là những thầy phù thủy, cống hiến cả cuộc đời mình cho phép thuật tạo nên những tinh hoa chỉ từ chính đôi tay của mình. Những giá trị lao động, vận dụng trí óc đã xác lập giá trị của nội thất thủ công giữa muôn ngàn sản phẩm công nghiệp khác.
Đồ nội thất tân cổ điển được sản xuất thủ công tại nhà máy Panama
Các bộ sưu tập nội thất tân cổ điển đều là một tác phẩm tiêu biểu mang đậm nét tinh hoa của Panama khi được chế tác 100 % thủ công từ những nét đục chạm từ bàn tay của người nghệ nhân lâu năm mà Panama đã đặt niềm tin vào họ.
Các công đoạn chế tác từ bàn tay người nghệ nhân
Tất cả các khâu từ vẽ mẫu lên gỗ- vanh- đục- ngang- sơn,chà nhám- dát vàng- sơn bóng- bọc vải- vệ sinh tổng. Đó đều là những công đoạn quan trọng để tạo nên một sản phẩm nhưng giá trị ở điểm những công đoạn đó đều trải qua bàn tay của người nghệ nhân.
Công đoạn xẻ gỗ.
Sau khi định hình được đồ nội thất cần triển khai công việc đầu tiên sẽ là lựa chọn loại gỗ phù hợp và xẻ gỗ. Công đoạn này vô cùng quan trọng phải tính toán vô cùng kỹ lưỡng bởi tránh tình trạng thừa hay thiếu dẫn đến gián đoạn các công đoạn tiếp theo.
Công đoạn đục.
Mỗi công đoạn đòi hỏi những lớp nghệ nhân có kinh nghiệm khác nhau như đục cần người có cái nhìn tổng quan biết điều chỉnh hoa văn có độ kênh bong, nhịp điệu sao cho đẹp và có hồn nhất. Không những vậy những nghệ nhân đục phải sử dụng thuần thục bộ dụng cụ của mình từng loại cho từng khâu chế tác đục.
Công đoạn ngang
Với người thợ ngang thì lại đòi hỏi sự chính xác, nhanh nhạy bởi nếu lắp ghép sai hay chệch mộng sản phẩm đó khi đứng sẽ bị bập bênh hoặc không chắc chắn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Công đoạn chà nhám, sơn.
Chà nhám lại đòi hỏi sự tỉ mẩn, kiên nhẫn và có kĩ thuật tốt. Chà nhám nếu không được mài nhẵn khi dát vàng hoặc sơn sẽ không được mịn và khi khách hàng nhìn, sờ sẽ cảm nhận trực tiếp được cho nên khâu chà nhám được xem là 1 trong những khâu rất được chú trọng và làm rất kỹ lưỡng đến tận 4 lần chà trong quá trình trà sẽ được sơn 6 lần.
Công đoạn ghép tranh Nu – veneer.
Đây được coi là công đoạn tỉ mỉ, mất nhiều thời gian và đòi hỏi kỹ thuật cao nhất khi chế tác đồ nội thất tân cổ điển.
Mỗi một bức tranh Nu – veneer được thiết kế, sáng tác bởi họa sĩ do Panama thực hiện cho nên nó độc bản với các họa tiết hòa quyện, nổi bật. Khi thực hiện từ thiết kế, cắt veneer đến ghép, xử lý màu, độ sâu đều vô cùng tỉ mỉ, chú tâm để không xảy ra sai xót cũng như mang lại tinh hoa, thả hồn vào từng chi tiết.
Công đoạn dát vàng.
Dát vàng đòi hỏi người nghệ nhân phải có kĩ thuật tốt và khéo léo bởi những miếng vàng rất mỏng manh khi đặt vào lớp keo đã được khô sẽ dính ngay nên mỗi lần đặt là một lần chính xác, khi đưa bút dặm cũng là cả một nghệ thuật bởi không các lớp vàng sẽ bị chồng lên nhau tạo cảm giác bết và dày khiến sản phẩm không được mịn, sáng bóng đồng đều.
Công đoạn bọc da, nỉ.
Đồ nội thất tân cổ điển sau khi hoàn thiện phần khung vô cùng tỉ mỉ, chi tiết và tốn không ít thời gian thì công đoạn cuối cùng đó là bọc nỉ, da tùy vào hình thức đồ nội thất.
Để có thể bọc được các chất liệu, việc đầu tiên là định hình bằng nệm, mút điều này đòi hỏi các nghệ nhân phải có con mắt quan sát, bàn tay cảm nhận để đảm bảo độ êm, mềm và hình dáng cân đối.
Bọc da, nỉ đòi hỏi độ căng, các nếp gấp mềm mại, có sự đàn hồi đảm bảo quá trình sử dụng đảm bảo tiêu chí bền bỉ, thoải mái.
Kết luận
Như vậy, Nội thất tân cổ điển thủ công không chỉ đơn giản là tạo ra thành phẩm bằng tay, mà mở rộng hơn nữa đó chính là khả năng làm chủ tuyệt đối những công cụ chế tác, sự thấu hiểu và trân trọng nguyên liệu.
Chỉ khi dùng đôi tay để tương tác tạo hình, con người mới có thể cảm nhận rõ rệt sự kết nối nguồn gốc nguyên liệu trong thiên nhiên. Bởi thế, công ty nội thất châu âu Panama đã mượn bàn tay tài hoa của các nghệ nhân để thể hiện nét tinh hoa của mình vì máy móc vốn không thể thay thế cho đôi bàn tay của con người hay sự sáng tạo tài tình của người nghệ nhân.